DetailController

Bến Giằng phát triển kinh tế từ chuỗi giá trị heo đen bản địa

Phát triển chuỗi giá trị heo đen không chỉ giúp bảo tồn giống vật nuôi quý hiếm của đồng bào Cơ Tu, Ve, Tà Riềng tại Bến Giằng – một xã vùng cao mới thuộc TP. Đà Nẵng, mà còn mở ra con đường làm giàu bền vững từ chính sản vật bản địa.

Bến Giằng là xã mới được thành lập trên địa bàn TP. Đà Nẵng, sau khi sáp nhập ba xã cũ gồm Tà Bhing, Cà Dy và Tà Pơơ (thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam trước đây). Nơi đây vốn là vùng sinh sống lâu đời của đồng bào Cơ Tu cùng các dân tộc thiểu số khác, có truyền thống chăn nuôi giống heo đen bản địa quý hiếm – loài vật nuôi gắn liền với đời sống văn hóa và tín ngưỡng của người vùng cao.

Trước kia, heo đen được nuôi chủ yếu để dùng trong gia đình, phục vụ cúng bái, biếu tặng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, với sự hỗ trợ từ các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và chính quyền địa phương, mô hình phát triển chuỗi giá trị heo đen đã được hình thành và vận hành hiệu quả, góp phần tạo sinh kế ổn định, từng bước giúp người dân thoát nghèo và làm giàu bền vững.

HTX, tổ hợp tác dẫn dắt đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu bền vững

Tại xã Tà Bhing (cũ), HTX Nông lâm nghiệp A Liêng đã trở thành “đầu tàu” trong phát triển chuỗi chăn nuôi heo đen. Các hộ dân được hỗ trợ heo giống giá rẻ, đồng thời được HTX bao tiêu sản phẩm khi xuất chuồng với giá cả ổn định. Mô hình không chỉ mang lại nguồn thu đều đặn mà còn giúp bà con người Cơ Tu thay đổi tư duy sản xuất, chuyển từ nuôi nhỏ lẻ sang trang trại khép kín, chuyên nghiệp hơn.

Anh Bríu Hương, một hộ dân người Cơ Tu, chia sẻ rằng nhờ được HTX hỗ trợ, anh đã gây dựng được đàn heo hàng chục con. Việc bán heo mang lại thu nhập ổn định giúp gia đình anh có thêm điều kiện mua sắm, cải thiện cuộc sống.

Tại xã Tà Pơơ (cũ), Tổ hợp tác thịt heo đen đã đi xa hơn trong chuỗi liên kết khi tập trung vào chế biến sâu: từ heo đen xông khói, sấy khô, đến heo đen gác bếp – những món đặc sản đậm chất miền núi. Sản phẩm thịt heo đen gác bếp của Tổ hợp tác đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Quảng Nam (trước đây), mở ra cơ hội tiêu thụ lớn hơn trên thị trường.

Theo chị ALăng Oanh, Tổ trưởng tổ hợp tác, việc sản phẩm truyền thống được công nhận OCOP không chỉ là thành quả của lao động mà còn là bước nâng tầm nhận thức, khẳng định chất lượng của sản vật bản địa. "Người dân khắp mọi nơi sẽ có cơ hội thưởng thức món ăn truyền thống của mình, đó là động lực để chúng tôi nỗ lực hơn nữa", chị chia sẻ.

Tại xã Cà Dy (cũ), HTX Dịch vụ – Thương mại Cà Dy cũng đang đẩy mạnh sản xuất thịt heo đen xông khói và ký kết hợp tác với doanh nghiệp để mở rộng thị trường. Ông Alăng Pức – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX – cho biết kỹ thuật xông khói đòi hỏi sự tỉ mỉ, giữ lửa liên tục nhiều ngày để đảm bảo thịt khô đều và giữ được hương vị đặc trưng.

Không chỉ các HTX, tổ hợp tác mà nhiều hộ dân cũng đang tích cực tham gia vào chuỗi giá trị này. Chị Bh’nướch Thị Tuyết, một hộ nuôi heo tại Cà Dy, cho biết sản phẩm thịt heo đen gác bếp hiện nay đã “xuống phố”, tiệm cận với thị trường hàng hóa. Người dân nơi đây không chỉ nuôi để dùng mà đã biết liên kết sản xuất, chế biến, kinh doanh bài bản hơn.

Mô hình phù hợp đặc thù miền núi, hướng tới phát triển bền vững

Có thể thấy, mô hình phát triển chuỗi giá trị heo đen bản địa tại Bến Giằng rất phù hợp với điều kiện địa hình, tập quán canh tác và văn hóa địa phương. Sản phẩm thịt heo đen được thị trường ưa chuộng vì chất lượng cao, quy trình nuôi truyền thống tự nhiên.

Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX TP. Đà Nẵng đang tích cực đồng hành hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác tại Bến Giằng nâng cao năng lực tổ chức, tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm... nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị từ chọn giống – chăn nuôi – chế biến – đến tiêu thụ.

Việc đẩy mạnh phát triển đặc sản bản địa như heo đen không chỉ là hướng đi kinh tế hiệu quả mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào vùng cao. Với nền tảng hiện có và sự hỗ trợ đồng bộ, Bến Giằng đang từng bước khẳng định vị thế là vùng nguyên liệu và chế biến heo đen bản địa giàu tiềm năng của TP. Đà Nẵng và khu vực miền Trung.

Thiên Thanh

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc